KDHTD
Tác động của kim loại nặng lên cơ thể con người Aeadnd
Chào mừng bạn đã đến với KDHTD, bạn vui lòng đăng nhập / đăng kí làm thành viên, để có thể tận dụng hết chức năng của web.
KDHTD
Tác động của kim loại nặng lên cơ thể con người Aeadnd
Chào mừng bạn đã đến với KDHTD, bạn vui lòng đăng nhập / đăng kí làm thành viên, để có thể tận dụng hết chức năng của web.
KDHTD

Tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định
Dệt may, da giày, nghành gỗ, thủy hải sản, và nguyên liệu.
Tin vắn trong và ngoài nước liên quan đến testing.
Cơ hội giao thương với các công ty và tập đoàn quốc tế.
Tuyển dụng từ các công ty trong nghành.


You are not connected. Please login or register

Tác động của kim loại nặng lên cơ thể con người

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Decimes

Decimes
Admin

Kim loại nặng (KLN) là những kim loi có tỷ trọng >5mg/cm3: Crôm (7,15g/cm3), Chì (11,34 g/cm3), Thủy ngân (15,534 g/cm3), Cađimi (8,65 g/cm3), Asen (5,73 g/cm3), Mangan (7,21 g/cm3),... KLN được được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). KLN không độc khi ở dạng nguyên tố tự do nhưng độc ở dạng ion vì nó có thể gắn kết các chuỗi cacbon ngắn khó đào thải gây ngộ độc.

    Thủy ngân (Hg): đặc biệt độc hại là methyl thủy ngân. Thủy ngân dễ bay hơi ở nhiệt độ thường nếu hít phải sẽ rất độc đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, phổi, thận có thể gây tử vong. Trẻ em khi bị ngộ độc sẽ bị co giật, phân liệt… Hàm lượng thủy ngân cho phép trong nước uống đóng chai là 6µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), ạtrong nước ngầm là 1µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).

    Asen (As): As hóa trị 3 độc hơn rất nhiều so với hóa trị 5. Liều lượng gây chết người khoảng 50-300 mg nhưng phụ thuộc vào từng người. Con người bị nhiễm độc asen lâu dài qua thức ăn hoặc không khí dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn chức năng gan, thận. Ngộ độc asen cấp tính có thể gây buồn nôn, khô miệng, khô họng, rút cơ, đau bụng, ngứa tay, ngứa chân, rối loạn tuần hoàn máu, suy nhược thần kinh,… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 10µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 50µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).

    Chì (Pb): Các hợp chất chì hữu cơ rất bền vững độc hại đối với con người, có thể dẫn đến chết người. Những biểu hiện của ngộ độc chì cấp tính như nhức đầu, dễ bị kích thích, và nhiều biểu hiện khác nhau liên quan đến hệ thần kinh. Khi bị nhiễm độc lâu dài đối với con người có thể bị giảm trí nhớ, giảm khả năng hiểu, giảm chỉ số IQ, thiếu máu, chì cũng được biết là tác nhân gây ung thư phổi, dạ dày và u thần kinh đệm. Nhiễm độc chì có thể gây tác hại đối với khả năng sinh sản, gây sẩy thai… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 10µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 10µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).

    Crôm (Cr): tồn tại ở 2 dạng  hóa trị 3 và 6 tuy nhiên ở hóa trị 6 crôm gây ảnh hưởng xấu đến con người. Gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận , ung thư phổi… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 50µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT) , trong nước ngầm là 50µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).

    Cađimi (Cd): Cađimi được biết gây tổn hại đối thận và xương ở liều lượng cao, gây xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 3µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 5µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).

Share this post on: reddit

No Comment.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết