KDHTD
Doanh nghiệp ngành gỗ: Hội nhập càng sâu, thách thức càng lớn Aeadnd
Chào mừng bạn đã đến với KDHTD, bạn vui lòng đăng nhập / đăng kí làm thành viên, để có thể tận dụng hết chức năng của web.
KDHTD
Doanh nghiệp ngành gỗ: Hội nhập càng sâu, thách thức càng lớn Aeadnd
Chào mừng bạn đã đến với KDHTD, bạn vui lòng đăng nhập / đăng kí làm thành viên, để có thể tận dụng hết chức năng của web.
KDHTD

Tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định
Dệt may, da giày, nghành gỗ, thủy hải sản, và nguyên liệu.
Tin vắn trong và ngoài nước liên quan đến testing.
Cơ hội giao thương với các công ty và tập đoàn quốc tế.
Tuyển dụng từ các công ty trong nghành.


You are not connected. Please login or register

Doanh nghiệp ngành gỗ: Hội nhập càng sâu, thách thức càng lớn

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ryderzvn

ryderzvn
Admin

(DĐDN) – Ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nhất là sau khi nước ta tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng như hiện nay, các doanh nghiệp gỗ đã và đang gặp phải nhiều thách thức lớn.

Doanh nghiệp ngành gỗ: Hội nhập càng sâu, thách thức càng lớn Xkgo1

Còn nhiều khó khăn

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hội nhập mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam, nhưng cùng với đó các doanh nghiệp cũng phải đối diện với nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Thứ nhất, về nguyên liệu từ 2016, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ đều đòi hỏi các chứng chỉ gỗ hợp pháp, trong khi đó VN chưa có các hướng dẫn cụ thể. Gần đây, các hợp đồng ký kết đã giảm đi ít nhiều vì lý do này, mọi năm quý IV đã ký được 50 – 60% cho đơn hàng năm sau nhưng năm nay tình hình ký hợp đồng rất khó khăn do không có nguồn gỗ nguyên liệu.

Thứ hai, chính sách vĩ mô 2016 có thông thoáng không hay vẫn bó hẹp tiền vay, lãi suất, tỉ giá… vẫn là điều mà các DN ngành gỗ lo lắng và chưa có lời giải.

Thứ ba, các thông tin về FTA, TPP, AEC… dù đã kết thúc đàm phán nhưng các DN vẫn chưa nắm được các cam kết cụ thể, DN vẫn rất mù mờ về các thông tin này. Dù dự báo việc ký kết FTA với các thị trường sẽ mở rộng được thị phần, nhưng thuế quan ngành gỗ hầu như không được hưởng lợi bởi ngành gỗ từ 10 năm nay đã được hưởng thuế bằng 0%, nhưng lại bất lợi về hàng rào phi thuế quan chẳng hạn như rào cản kỹ thuật.

“Đây là điều lo lắng bởi hầu hết các DN ngành gỗ chưa chuẩn bị kỹ câu chuyện này. Riêng FTA VN – EU có chương xuất xứ, trong đó quy định tất cả các loại gỗ phải có đầy đủ hồ sơ để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ… Nhưng cụ thể như thế nào thì đến nay DN vẫn chưa có thông tin gì. Hay như trong TPP quy định nguồn nguyên liệu phải được nhập khẩu từ 12 nước thành viên, nhưng với ngành gỗ thì các thị trường nhập khẩu phần lớn không nằm trong nhóm 12 nước TPP. Đây là điều vô cùng khó khăn cho ngành gỗ”. – ông Quyền khẳng định.

Từ những lý do trên, ông Quyền cho rằng ngành gỗ năm 2016 sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2015.

Chủ động hội nhập

Ngành gỗ Việt Nam đang đứng trước cơ hội hội nhập sâu rộng vào không gian kinh tế khu vực chung AEC, rồi một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với EU, Nga, Hàn Quốc được ký kết, và chuẩn bị đón Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chế biến gỗ không tránh được những tác động, nên nếu không chủ động hợp tác, đổi mới công nghệ thì rất có thể bị tụt hậu.

Theo ông Tạ Trân Quang – Phó giám đốc Công ty Gỗ Tân Thành, hiện, doanh nghiệp ngành gỗ đang đối mặt với hai đối thủ lớn. Thứ nhất là chính bản thân họ, nên muốn phát triển, phải luôn thay đổi, học hỏi, cập nhật công nghệ mới. Thứ hai là các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vì đó là một nguyên nhân quan trọng khiến việc sản xuất – kinh doanh của nhiều DN gỗ nội địa bị thu hẹp trong thời gian qua.

Ở một góc độ khác, ông Vũ Hải Bằng – Chủ tịch HĐQT Công ty Goodland lại cho rằng, trong thời gian tới, DN sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nhiều hơn nữa khi nhiều ngành nghề thu hút đầu tư FDI và nhiều DN mở rộng quy mô sản xuất. Bởi vậy, ông Bằng cho rằng, thị trường và nguồn nhân lực đang là hai yếu tố mà các DN chế biến gỗ không thể không lo lắng. Bên cạnh đó, ông Bằng cũng tỏ ra lo lắng bởi kỹ năng thiết kế của doanh nghiệp Việt, bởi thực tế, thời gian qua, số đông DN ngành gỗ vẫn chưa khai thác được yếu tố thiết kế, do vậy tình trạng gia công của ngành gỗ hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Ở góc độc chuyên gia, ông Nguyễn Tôn Quyền đã chia sẻ những giải pháp để ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững. Theo đó, để phát triển ngành gỗ nói chung trước hội nhập, trước hết Nhà nước cần có chính sách đối với thị trường nội địa. Ví dụ, 20 năm nay phát triển xuất khẩu rất tốt với nhiều chính sách ưu ái cho ngành gỗ, nhưng nội địa thì không có chính sách nào cả, chưa thấy có văn bản nào cho chính sách phát triển gỗ nội địa, thậm chí kênh phân phối gỗ nội địa không có, sản xuất thì manh mún, chất lượng thì chưa thật tốt.

“Cần có khoản vay ưu đãi để nhập thiết bị, công nghệ hiện đại, vì của ta hiện nay hầu hết là máy móc thiết bị của Trung Quốc, Đài Loan. Vay ưu đãi chứ không phải là vay thương mại”. – ông Quyền nói.

Ngoài ra, ông Quyền cũng cho rằng, chính bản thân DN ngành gỗ phải nỗ lực hơn nữa để hội nhập kinh tế quốc tế. “Dứt khoát phải có chính sách đào tạo dài hạn, ngắn hạn để từng bước vươn lên. Đào tạo chủ DN, đào tạo văn phòng DN, đào tạo công nhân kỹ thuật. Tiếp nữa là làm ăn có chứng chỉ, làm ăn chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Hiện nay cái này còn hạn chế”. – ông Quyền nói.

Viết Chung

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết